Thực phẩm là một mảng quan trọng và phong phú của cuộc sống hàng ngày. Ngành công nghệ thực phẩm không chỉ mang tới cho chúng ta nhiều sản phẩm ăn uống cải tiến giúp nâng cao sức khỏe mà còn đem tới những cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động. Nếu bạn có niềm đam mê đặc biệt với việc làm công nghệ thực phẩm thì hãy theo học chuyên ngành này để thực hiện niềm mơ ước nhé. Vậy, bài viết hôm nay sẽ đem tới cho các bạn những kiến thức cơ sở, bổ ích về ngành công nghệ thực phẩm, tạo tiền đề cho tìm việc sau này.
Tổng quan về ngành công nghệ thực phẩm
-
Công nghệ thực phẩm làm gì?
Theo nghĩa đơn giản nhất, công nghệ thực phẩm chính là một ngành học chuyên về lĩnh vực chế biến, bảo quản, kiểm tra và đánh giá chất lượng nông sản, quá trình chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của ngành còn là nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới. Có nhiều ứng dụng của ngành được đưa vào đời sống và trở nên gần gũi thân thiện với đời sống con người.
-
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì?
Sinh viên các ngành công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có thể tìm việc ngành công nghệ thực phẩm tại các doanh nghiệp có liên quan đến chế biến lương thực thực phẩm, đến vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm hoặc mua bán xuất nhập khẩu thực phẩm. Bên cạnh đó, các phòng quản lý về An toàn thực phẩm của Bộ nông nghiệp, Bộ Y tế, Công thương cũng là nơi mang đến việc làm ngành công nghệ thực phẩm cho các bạn.
Trở thành một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, hay làm việc tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng cũng chính là đáp án cho câu hỏi ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì. Có rất nhiều vị trí trong việc làm công nghệ thực phẩm đồng nghĩa với cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm mở ra rất lớn. Điểm qua một số vị trí mà chúng ta thường nghe nói tới trong ngành này:
- Nhân viên QA (kiểm định chất lượng)
- Nhân viên QC ( kiểm soát chất lượng nguyên liệu)
- Chuyên viên R&D (nghiên cứu, phát triển sản phẩm)
- Kỹ sinh công nghệ thực phẩm
- Kỹ sư sản xuất
- Nhân viên bếp
- Chuyên gia về dinh dưỡng
- Nhân viên vận hành máy
- Giám sát viên sản xuất
- ….
Những vị trí việc làm này đều đòi hỏi người làm phải có tố chất cũng như rèn luyện những kỹ năng phù hợp với ngành nghề. Bước chân vào ngành công nghệ thực phẩm, bạn phải có được niềm đam mê với công nghệ và hứng thú nghiên cứu khoa học. Có tư duy sáng tạo cũng như khả năng phân tích tốt. Đức tính cẩn thận tỉ mỉ, cũng được coi như là một tố chất cần có để làm việc hiệu quả. Và cần phải nhạy bén trong khâu nắm bắt tâm lý và nhu cầu khách hàng.
-
Ngành công nghệ thực phẩm lương bao nhiêu?
Sẽ chẳng có một định mức giá nào cho đồng lương của ngành công nghệ thực phẩm. Có rất nhiều vị trí việc làm và mỗi vị trí đó sẽ có những giới hạn lương khác nhau và được chi trả còn tùy theo từng mức độ năng lực của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những định mức để tìm hiểu. Đối với sinh viên ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường, có bạn sau khi có viêc làm trong ngành này sẽ có mức lương khởi điểm khoảng 5 đến 6 triệu đồng. Đối với những nhân viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong nghề thì thì sẽ nhận được những mức lương cao hơn và kèm theo đó là các cơ hội thăng tiến lớn.
Bí quyết xin việc làm ngành công nghệ thực phẩm
Lên danh sách các doanh nghiệp lớn về ngành công nghệ thực phẩm
Nhiều người vẫn thường hỏi ngành công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không và cách điền hồ sơ xin việc ngành thực phẩm có đơn giản không, câu trả lời là rất linh hoạt. Cơ hội sẽ mở rộng ra cho những ai biết nắm bắt cơ hội mà trước tiên là nắm trong tay bí quyết để bắt lấy những cơ hội vàng đó. Và nó cũng sẽ thu hẹp với những người không có mục tiêu, định hướng rõ ràng, cụ thể. Để câu trả lời là “dễ”, bạn nên đi theo từng bước một cách cẩn thận. Để tìm kiếm việc làm thực phẩm bạn cần phải lên kế hoạch tỉ mỉ. Trong đó, nhiệm vụ lên danh sách các doanh nghiệp mục tiêu chính là một phần quan trọng cho kế hoạch đó.
Sau khi lên danh sách việc làm công nghệ thực phẩm, bạn có thể tham khảo được những thông tin tuyển dụng của họ và từ đó tính đến việc có nên gửi CV online hay không. Lên danh sách các doanh nghiệp lớn ngành công nghệ thực phẩm giúp ứng viên xác định được rõ nơi nào đang cần tuyển vị trí nào, họ có phù hợp với mình không hay số lượng tuyển dụng là bao nhiêu. Sau khi lên được danh sách, việc tạo cv online cũng dễ dàng hơn, CV online sẽ có xu hướng hướng tới công việc tại đấy hơn là một CV chung chung.
Hiện nay, trên thị trường thực phẩm Việt Nam, chúng ta đã quá quen thuộc với những tập đoàn có tên tuổi. Đó là tập đoàn Tân Hiệp Phát, Kinh Đô, Hữu Nghị, Trung Nguyên, TH True Milk, Massan, Vissan,… Đội ngũ nhân viên làm trong các tập đoàn này rất lớn. Thậm chí, luôn có xu hướng mở rộng quy mô. Vì thế mà với những bạn sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà nhà và băn khoăn công nghệ thực phẩm ra làm gì thì hãy cứ yên tâm học tập cho thật tốt đợi đến ngày bước chân vào làm việc tại một trong số những tập đoàn này nhé.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở đặt tại Việt Nam cũng sẽ đem đến cho mọi người nhiều cơ hội được ứng tuyển, nhất là nguồn nhân lực trẻ của đất nước. Một số cái tên trở thành thương hiệu trong lòng người Việt về công nghệ thực phẩm, đó là Coca – Cola, Nestle, Abbott, Ajinomoto, Heineken,… Tại đây luôn mang tới cho các bạn những cơ hội thử sức vô tận và sự thăng tiến không ngừng nếu bạn thực sự cố gắng và nỗ lực.
Tìm kiếm việc làm ngành thực phẩm bằng cách nào?
Sau khi ra trường, có rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Để tìm được việc làm thưc phẩm tại một doanh nghiệp không phải dễ dàng. Và đòi hỏi bạn phải coi đây là một cuộc chiến, bạn cần phải sẵn sàng cho mọi thứ để bước chân vào cuộc chiến một cách mạnh mẽ, kiên trì. Bằng cách nào? Hãy kiên trì tìm kiếm thông tin trên các trang website, các fanpage facebook của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thực phẩm. Đồng thời, bạn cũng có thể đăng tin tìm việc trên các trang web tuyển dụng uy tín, nhiều nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm bạn. Chú ý trau chuốt sơ yếu lý lịch tự thuật cho bản CV xin việc thật sự hay và đẹp.